Umeboshi (tiếng Nhật: 梅干し) là một món dưa muối rất phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản được làm bằng cách đem quả mơ chín phơi héo rồi ngâm lâu ngày với thật nhiều muối. Nó còn được gọi là”quả ume khô” một loại trái quả được đem ngâm dấm, hình dáng của nó tương tự quả mơ của nước ta.
Món dưa mận umeboshi theo truyền thống phải được làm từ những quả mận đã chín. Vào từ khoảng đầu tháng sáu đến giữa tháng bảy, khi mùa xuân nhường chỗ cho hè tới, hầu khắp đất nước Nhật Bản đều bước vào một giai đoạn thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều gọi là tsuyu (hoặc baiyu). Và cũng là lúc những cây mận trĩu trái chín đỏ, người Nhật hái chúng và đặt chúng trong những chiếc thùng gỗ chứa muối. Sau khi mận đã xếp gần đầy mặt thùng, người ta cho lên mặt mận một lớp muối dầy, theo thời gian mận ngày càng bị xẹp xuống, nước cốt mận sẽ tiết làm tan muối tạo thành giấm mận tự nhiên. Thứ nước muối này có vị chua đặc trưng gọi là giấm mận, mặc dù nó không phải là giấm.
Có một loại mơ muối nữa gọi là umezuke, nhưng loại này không được phơi cho héo trước khi đem muối. Umeboshi mềm (nếu là umezuke thì giòn), có vị chua gắt và mặn. Thường thì umeboshi có màu vàng rộm, nhưng cũng có loại có màu đỏ, đó là tùy thuộc vào độ chín của quả mơ được phân loại trước khi tiến hành làm umeboshi.
Ngày nay có nhiều cách làm món umeboshi và phần đông người ta ít dùng muối mà mận sẽ làm dưa trực tiếp từ giấm mà chỉ cho một ít muối cho có vị mặn tương đương.
Loại dưa mận umeboshi có màu đỏ thì được muối chung với lá tía tô đỏ gọi là Akajiso hoặc có thể làm tăng thêm hương vị của món dưa mận này bằng cách muối chung với tảo Kombu hay thậm chí có cả mật ong.
Miền trung tỉnh Wakayama của Nhật Bản, nhất là ở một địa phương gọi là Minabe, là nơi nổi tiếng về làm umeboshi.
Một trong những khẩu phần trưa của người Nhật là nắm cơm và một trái mận muối, được gọi là nắm cơm mặt trời mọc do rất giống quốc kì Nhật Bản.

Nắm cơm mặt trời mọc
Cứ đến tháng 6 hàng năm, những người bán rau quả trên khắp Nhật Bản lại bắt đầu bày bán hàng núi mận xanh rắn và chắc đến mức không thể ăn được. Phần lớn khối lượng mận này được dùng để làm mận muối – một món ăn dân dã rất đặc biệt của người Nhật.
Những trái mận xanh rắn chắc
Những trái mận xanh được rửa sạch và xếp vào một chiếc vại sành, sau đó người ta rắc muối và nén xuống nước trong khoảng 2 tuần. Những chiếc lá tía tô được ngắt bỏ thêm vào vại để làm tăng màu sắc và hương vị cho mận muối. Khi mặt ngoài qủa mận bắt đầu mềm ra và chuyển sang màu đỏ tươi, người ta vớt mận ra và phơi ngoài trời từ 2 đến 3 ngày. Khi đã khô, mận được thu vào một chiếc vại khác để ăn dần

Mận trước và sau khi được chế biến thành mận muối

Phơi mận đã ướp muối trong khoảng từ 2 đến 3 ngày
Thành quả cuối cùng
Một vại mận muối có thể để được trong vòng nhiều năm mà không lo bị hỏng.

Mận muối 100 năm tuổi
Là một món ăn thanh đạm, không cầu kì; mận muối luôn là một món ăn được ưa thích trong khẩu phần ăn của những người dân Nhật, đặc biệt là những người cao tuổi – vốn nổi tiếng có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới nhờ lối sống thanh đạm và hợp lý.

Một nắm cơm với một trái mận muối ở giữa khá phổ biến ở NB
Và đây cũng là món không thể thiếu trong thực đơn những người ăn chay. Vị của mận muối trải từ chua chát đến chua mặn lại hơi ngọt; kích thích khẩu vị người ăn lại được sử dụng rộng rãi trong pha chế nấu nướng nhờ hương vị khó tả của nó.
Hộp cơm trông rất đẹp mắt và ngon miệng
Một trong những khẩu phần ăn trưa quen thuộc của người Nhật Bản là một nắm cơm và một trái mận muối đặt ở giữa, được gọi là nắm cơm mặt trời mọc do trông nó rất giống quốc kì của Nhật Bản.

Một bữa trưa đơn giản và phổ biến ở Nhật

Nhiều loại mận muối đượcbày bán tại các siêu thị
Mận muối là một món ăn truyền thống và có vị trí quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Đến nỗi mà người Nhật Bản vẫn thường nói với nhau rằng họ còn có thể tồn tại chừng nào còn một trái mận muối và một bát cơm.
Nguồn; diendantruyenmoi.com